Ngân hàng Agribank đồng hành cùng bà con làm cà phê.
Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn đã nỗ lực hỗ trợ, Đồng hành cùng Bà con nông dân, Các hộ sản xuất, Nông trường, Xí nghiệp làm cà phê trong chương trình tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc trong suốt những năm vừa qua.
Tái canh cây cà phê ở vùng đất thủ phủ cà phê Việt Nam.
Đến nay, tiến trình tái canh cây cà phê tên địa bàn tỉnh có có những sự chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt là ở các hộ nông dân tự canh tác mới chiến trên dưới 70% diện tích trồng café toàn tỉnh.
Đắc lắc có điều kiện môi trường thời tiết, thổ nhưỡng cực kỳ phù hợp với cây cà phê. Từ lâu, Cafe Buôn Mê Thuột đã trở thành thương hiệu, vùng đất này cũng nghiễm nhiên được mệnh danh là thiên đường cà phê của Việt Nam. Đã có những thời điểm, Sản lượng café nguyên liệu ở Đắc Lắc chiếm gần 50% tổng sản lượng cà phê trên cả nước, đóng góp không nhỏ vào kim nghạch xuất khẩu cafe, Giúp thương hiệu café Việt ghi tên trên bản đồ cà phê thế giới.
Sau ngày chia tách tỉnh (đầu năm 2004) thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắc Nông. Tỉnh này vẫn có 266.000ha, sản lượng 300.000 tấn/năm – vẫn là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng cà phê.
Từ năm 2005, thực hiện Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt, quy hoạch chuyển đối cơ cấu về sản xuất nông – lâm – thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thì ngành cà phê sẽ “tiếp tục giảm diện tích ở những địa bàn không thích hợp, không có tưới, năng suất thấp, ổn định diến tích từ 450 đến 500 ngàn ha, xác định cơ cấu cà phê Arabica phù hợp ở những vùng có điều kiện thích hợp, bố trí diện tích chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông nam bộ và duyên hải Bắc Trung bộ. Trên tinh thần đó, tỉnh Đắk Lắk đã có những điều chỉnh thích hợp về quy hoạch vùng và cơ cấu cây trồng.
Agribank Đắk Lắk chủ động vào cuộc đồng hành cùng nông dân – doanh nghiệp cà phê
Tại Đắk Lắk, cà phê là đối tượng đầu tư chủ yếu của tín dụng, trong những năm qua, Agribank Đắk Lắk luôn đồng hành với những bước thăng trầm của cây cà phê, đi lên và trưởng thành cùng với niềm vui, nỗi buồn của người nông dân trồng cà phê.
Trong suốt chặng đường 31 năm – kể từ ngày thành lập, Agribank Đăk Lăk luôn tự hào đã góp phần quan trọng và sự phát triển kinh tế của địa phương nói chung, đặc biệt là trong vai trò “bà đỡ” của cây cà phê từ thuở khai hoang mở đất cho đến khi thu hoạch, thu mua, rang xay & xuất khẩu cafe.

Việc thực hiện tái canh cây cà phê nhằm“trẻ hóa” vườn cây là hết sức cần thiết và cấp bách vì sự phát triển bền vững của ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk nói riêng và của ngành cà phê Việt Nam nói chung.
Với tinh thần đó, vào tháng 6/2013, tại Tp. Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và Agribank đã phối hợp tổ chức “Hội nghị về giải pháp tái canh cây Cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” với sự tham gia của đại diện các Bộ/Ngành TW và địa phương…
Tại hội nghị này,10 biên bản ghi nhớ được ký với 163,55 tỷ đồng vốn đầu tư tái canh cho 955,7ha. Đây là 10 dự án tái canh mở đầu cho một chương trình đầu tư lớn của Agribank đối với cây cà phê – cây xuất khẩu chủ lực của Nông nghiệp Việt Nam.
Agribank Đắk Lắk đã tích cực triển khai thực hiện cho vay tái canh cây cà phê với tinh thần “vốn tái canh đã sẵn sàng”. Sau 5 năm, Nhiều doanh nghiệp đã có những thành công bước đầu.
Đến tháng 02/2019, tại Đắk Lắk, Agribank đã chủ động trong việc cung ứng tín dụng cho nông dân, với dư nợ cho vay nền kinh tế đạt con số 10.908 tỷ đồng. Và hiện nay, Agribank luôn là ngân hàng thương mại có vốn đầu tư vào cây cà phê lớn nhất trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.