Thị trường cà phê năm 2020 thiếu hụt do corona virus, giá cà phê có tăng?
Mục lục
Hãng Bloomberg nhận định, Sự leo thang của dịch corona virus ở khu vực Nam Mỹ dường như kéo theo sự thiếu hụt cà phê hạt trầm trọng.
Thiếu hụt cà phê nghiêm trọng, nguyên nhân do đâu?
Hiện nay, Ncov – Sar2 đã nhập cảnh với tốc độ chóng mặt trên 200 quốc gia ở khắp các châu lục. Hàng loạt các quốc gia đồng loạt áp dụng lệnh phong tỏa, mọi phương tiện vận chuyển người và hàng hóa bị hạn chế, hệ thống ngân hàng đóng cửa, giảm giờ làm công nhân… Hàng loạt công nhân làm cà phê rời khỏi các đồn điền, nông trường khi mà mức lương dành cho người họ thỏa đáng cộng với khả năng lây nhiễm corona virus cao trong cộng đồng.… Tình trạng này dẫn đến việc không đủ nhân lực thu hoạch hạt cà phê trong khi mùa vụ chỉ khoảng 1 tháng nữa là bắt đầu rộ. Điển hình là ở các nước Brazil, Peru và Colombia. Những quốc gia có sản lượng cà phê Arabica chiếm hơn nửa lượng cà phê toàn thế giới.
Sẽ thế nào khi thị trường cà phê nằm trong thực trạng Cầu vượt Cung?
Năm ngoái, các chuyên gia đã dự báo lượng tiêu thụ cà phê trên toàn cầu sẽ tăng đáng kể và đã có kế hoạch dự trữ. Nhưng hiện nay, nhu cầu sử dụng cà phê, đặc biệt là cà phê nguyên chất đã và đang bùng nổ ở quy mô toàn thế giới khiến cho nguồn dự trữ cà phê gần như cạn kiệt. Những hợp đồng mua bán cà phê Moka, Arabica đã tăng 16% trong tháng 3 vừa qua ở mức 130 đô la cho 1 bao cà phê nhân 100 pound.
Thị trường cà phê rang xay xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2020.
Dự kiến tiêu thụ cà phê, đặc biệt là cà phê nguyên chất cũng sẽ tăng rất nhiều quốc gia, vì cà phê là đồ uống được ưa thích nhất ở hầu hết các nước phát triển trong đó có Việt Nam. Các quốc gia đang phát triển như Kenya, Panama và Senegal được coi là những thị trường tiềm năng nhất trong những năm tới.
Châu Âu là thị phần tiêu thụ cà phê lớn nhất toàn cầu. Trong năm 2019 – 2020, tiêu thụ cà phê ở khu vực này dự kiến tăng 1,2% lên khoảng 54,54 triệu bao. Tiêu thụ ở Bắc Mỹ có thể tăng 1,7% lên 30,97 triệu bao.
Ngoài ra, tiêu thụ ở các khu vực khác như châu Á và châu Đại Dương, Trung Mỹ và Mexico, châu Phi sẽ lần lượt tăng 3% lên 37,84 triệu bao, 1,4% lên 5,47 triệu bao và 1,8% lên 11,94 triệu bao. Trong khi đó, tiêu thụ cà phê ở Nam Mỹ dự báo sẽ không thay đổi.
Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Cà phê Quốc gia (NCA), khoảng 63% người Mỹ trưởng thành uống cà phê mỗi ngày và là đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất.
Sự gia tăng tiêu dùng đáng kể ở Trung Quốc và Ấn Độ phần lớn là do sự tăng lên trong số người thuộc tầng lớp trung lưu. Các quốc gia như Nga và Ukraine cũng ghi nhận nhu cầu tiêu thụ cà phê lớn.
Khi COVID – 19 tiếp tục lan rộng, hầu hết các quốc gia đều bị phong tỏa. Phần lớn người tiêu dùng cà phê buộc phải mua số lượng lớn hàng hóa để tích trữ, trong đó có cà phê, điều này sẽ dẫn đến nhu cầu cao và giá cà phê tăng. Đây cũng là cơ hội để cà phê rang xay mang thương hiệu Việt có cơ hội vươn mình mang tầm quốc tế như cà phê nhân.