Lịch sử cây cà phê 1 loại đồ uống được ưa chuộng trên toàn thế giới

Nếu Bạn là người yêu thích cà phê thì hẳn Bạn muốn tìm hiểu về lịch sử cây cà phê, Thậm chí đôi khi còn đặt câu hỏi: “ Cây cà phê là gì “ hoặc “ cây cà phê xuất hiện khi nào”  Và vì đâu mà cà phê trở thành thứ đồ uống tầm cỡ thế giới ? “…

Những câu chuyện về sự xuất hiện cũng như lịch sử cây ra đời của cây cà phê hay những giai thoại giới thiệu về cây cà phê thì rất nhiều, thực hay hư thì cũng ít ai kiểm chứng, đôi khi họ phóng đại lên cho nó ly kỳ, thú vị như chính cái hậu vị để lại khi giọt cà phê hòa tan vào trong từng tế bào cảm giác khi Bạn nhâm nhi 1 ly cà phê vào mỗi buổi sáng vậy. Mời Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu quá trình phát triển của cây cà phê trên thế giới cũng như Việt Nam nhé!

lich-su-cay-ca-phe-0904684089-060521_1_101
lịch sử cây cà phê được truyền miệng qua rất nhiều giai thoại thú vị.

Tổng quan về cây cà phê.

Những giai thoại truyền miệng về lịch sử cây cà phê.

Trong những câu chuyện, những giai thoại kể về lịch sử cây cà phê nổi lên một mẩu truyện truyền tai nghe có vẻ hợp lý nhất. Chuyện kể về một anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia với đàn dê của anh ta. Một ngày đẹp trời nọ, Anh chàng lùa đàn dê của mình đi ăn như mọi ngày, Vô tình đàn dê của anh đã ăn phải loại quả từ 1 loài cây lạ có màu đỏ rồi sau đó có những biểu hiện lạ thường.

Kaldi phát hiện ra điều đó, anh liều ăn thử và thấy mình hưng phấn hẳn lên, ngỡ rằng mình đã gặp một phép lạ liền mang cho vị quản nhiệm ở một tu viện gần đó. Nhà tu kia lo sợ đó là một thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vứt vào lò lửa, thế nhưng khi những trái lạ kia cháy xém liền tỏa ra một mùi hương thơm nồng, đến lúc này người tu sĩ kia mới tin rằng đó là một món quà của Thượng Đế ban tặng nên vội kêu thêm những tăng lữ khác đến tiếp tay. Họ đem rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước uống để mọi người cùng hưởng thiên ân.

Tìm hiểu: Cà phê nguyên chất loại nào ngon?

Một câu chuyện nữa về lịch sử cây cà phê nói về sự độc hại của cafe từ đất nước Thụy Điển thời trung cổ. Sự tích rằng, quốc vương Gusitafu đệ tam muốn thử xem cà phê có độc hay không liền ra quyết định bắt hai anh em tội phạm bị kết án tử hình đang giam trong ngục tối mỗi ngày phải được cho uống thứ nước làm từ quả ấy hai lần, thử xem họ sẽ chết ra sao và cho đến lúc băng hà, vị hoàng đế này vẫn để lại di chỉ cho người kế vị là phải tiếp tục làm theo lệnh của ông ta, như một phép lạ, hai tử tù kia qua đời ở tuổi trên cả thất thập cổ lai hi. Và có lẽ, đó là ghi nhận đầu tiên của loài người về tính dược lý của cà phê.

Thực tế cho thấy, có những di chỉ khảo cổ, những ghi chép của con người còn lại cho đến ngày nay người ta kết luận rằng: “ Vùng đất Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX đã có những ghi nhận ở đây, đến thế kỷ XIV những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập. Nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống.

Cây cà phê được du nhập vào theo Việt Nam khi theo chân các nhà truyền giáo người Pháp.
Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở nước nào?

Thời đó, các loại thức uống được làm từ hạt cà phê đã trở thành loại đồ uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà phê độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay.

Người Ả Rập rất tự hào về phát minh ra loại thức uống này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền quy trình làm ra sản phẩm. Họ đưa ra những chế tài rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê như: Chỉ mang hạt cafe ra khỏi xứ sau khi đã rang chín, người ngoại quốc cũng bị cấm không cho bén mảng đến các đồn điền cà phê.

Thế nhưng, dù nghiêm ngặt đến mức nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức nước uống từ cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung Đông, rồi vùng nhiệt đới Châu Phi, các vùng trên Ấn Độ Dương và dần dần được xuất khẩu và nhân rộng ra các vùng khác trên toàn thế giới như ta thấy ngày nay.

Ngày nay, cà phê được trồng nhiều nhất ở Brazil, quốc gia nằm ở Châu Mỹ La Tinh. Nơi này hội tụ đủ các điều kiện hoàn hảo để cây cà phê phát triển là khí hậu và cả chất đất. Vị trí Á hậu trong top 10 các quốc gia trồng nhiều cà phê nhất chính là Việt Nam với sản lượng xuất khẩu cafe robusta lớn nhất thế giới. Ngoài ra còn phải kể đến Colombia, Indonesia, Ethiopia…

Ngày nay, có thể bắt gặp những cánh rừng cà phê bạt ngàn ở khắp Việt Nam.

Lịch sử cây cà phê ở Việt Nam.

Giới thiệu cây cà phê Việt Nam.

Có những tài liệu cho thấy, Cây cà phê lần đầu tiên được trồng ở Việt Nam là từ thời thực dân Pháp còn chiếm đóng, cụ thể là năm 1875. Cà phê được gieo trồng thí điểm ở các tỉnh miền Bắc Kỳ sau đó lan sang các tỉnh miền Trung Kỳ như Quảng Trị, Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay.

Cũng có ghi chép cho rằng, cây cà phê đã du nhập vào nước ta từ những năm 1547 khi theo chân các thầy tu truyền đạo người Pháp mà được đưa vào Việt Nam từ thời đó đến nay. Dù như thế nào, thì hiện nay Việt Nam ta vẫn là 1 trong những quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê hạt lớn nhất thế giới chỉ sau Bralzil mà thôi.

Tính đến nay, sản lượng cà phê  trung bình hàng năm trên cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là Đăk Lăk và Gia Lai, mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng dân tộc bản địa ít người.

Ngày nay, Cà phê sạch, cà phê rang mộc nguyên chất đang trở thành nét văn hóa độc đáo của người Việt.
Thực trạng thị trường cà phê ở Việt Nam.

Cafe hạt, hay còn có tên gọi cà phê nguyên chất, cà phê rang xay được xem là loại đồ uống quốc dân trên khắp thế giới với lượng tiêu thuộc hàng khủng khoảng 9.012.540 tấn mỗi năm. Nói đến cà phê Việt Nam thì không thể không nhắc tới thủ phủ cà phê Cao Nguyên Buôn Mê Thuột thuộc tỉnh Đăk Lăk. Vùng đất đầy nắng và gió này được mệnh danh là thiên đường của Cà phê Việt Nam.

Trái cà phê không chỉ là một trong những loại nông sản mang lại nguồn thu nhập cho hàng chục triệu hộ nông dân ở các vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thời hưng thịnh nhất của cây cà phê ở Việt Nam có thể kể đến những năm 1994 của thế kỷ trước. Khi mà 1kg cà phê hạt chưa rang có giá lên đến 40.000 vnđ/kg. So với tỷ giá USD và giá vàng khi đó thì không còn gì để bàn. Có thể kết luận, làm cà phê chính là làm ra vàng thỏi.

Hiện nay, người tiêu dùng đang dần trở nên thông thái khi chọn dòng sản phẩm cà phê chỉ làm từ hạt cà phê (cà phê rang xay nguyên chất hay cà phê sạch). Nguyên do, chúng tôi sẽ đề cập ở 1 bài viết khác. Chung quy cũng xuất phát từ sự phát triển về đời sống, môi trường xã hội, nhất là tâm lý sợ uống phải cà phê bẩn, cà phê hóa chất… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chính người dùng.

Leave a Reply