Cuộc phiêu lưu của cây cà phê (kỳ 2)
Sau thời kỳ người Ả Rập giữ sự độc quyền về việc sản xuất & xuất khẩu cà phê. Thì người Hà Lan cuối cùng cũng thành công trong việc đưa cây cà phê về trồng ở vùng đất thuộc Đảo Java (Indonesia) khi đó là thuộc địa của họ, sau nhiều lần thất bại.
Người Châu Âu đã đưa cây cà phê đi khắp thế giới như thế nào?
Khoảng năm 1660 hạt cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mỹ ở vùng Amsterdam. Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York. Cà phê trở thành một thức uống quen thuộc chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà là thức uống phổ thông trong mọi tầng lớp.
Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh Hoàng George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người Mỹ giả dạng dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem đổ xuống biển. Biến cố lịch sử dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng bao lâu thức uống này trở thành quốc ẩm.
Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp tên De Clieu được về nghỉ phép ở Paris, đã quyết định đem cây này về xứ Martinique nơi anh trú đóng. Sau nhiều hoạn nạn De Clieu cũng trồng được cây cà phê ở một nơi kín đáo với 3 thủy thủ canh gác ngày đêm. Hơn 50 năm sau, Pháp trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan, bất đồng xảy ra không thể giải quyết họ nhờ đến chính quyền Brasil đứng ra dàn xếp.
Với những quỷ kế, Brazil đã mang được hạt giống về nước và đây là khởi đầu cho giống cà phê trồng tại Brasil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ trở thành những đế quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới.
Cây cà phê Việt Nam.
Lần đầu tiên cây cà phê được người Pháp đưa vào trồng tại Việt Nam vào năm 1875. Giống cà phê Arabica được họ mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung nước ta như: Quảng Trị, Bố Trạch…, Sau thu hoạch chế biến dưới thương hiệu “Arabica du Tonkin”, cà phê hạt được nhập khẩu ngược về Pháp.
Sau khi chiếm nước ta thực dân Pháp thành lập các đồn điền cà phê như Chi nê, Xuân Mai, Sơn Tây. Lúc này cây cà phê vẫn chỉ được canh tác theo phương thức du canh du cư nên năng suất thấp giảm từ 400 – 500 kg/ha những năm đầu xuống còn 100 – 150 kg/ha khi càng về sau.
Để cải thiện tình hình, Pháp du nhập vào nước ta hai giống mới là Cafe Robusta (Cà Phê Vối) và Cà phê mít ( C. mitcharichia) vào năm 1908 để thay thế. Các đồn điền mới lại mọc lên ở các tỉnh miền Bắc như ở Hà Tĩnh (1910),Thanh Hóa (1911), Nghĩa Đàn, Nghệ An (1915). Thời điểm cà phê được trồng nhiều nhất từ (1946 – 1966) đạt 13.000 ha.
Năm 1925, lần đầu tiên cây café được trồng ở Tây Nguyên, sau giải phóng 30/04/1975, diện tích cà phê cả nước khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6000 tấn.
Trận sương muối năm 1994 ở Brazil đã phá huỷ phần lớn diện tích cà phê ở nước này, cộng hưởng đợt hạn hán kéo dài năm 1997 đã làm nguồn cung trên toàn thế giới sụp giảm mạnh, giá tăng đột biến đã khích lệ mở rộng diện tích cà phê ở Việt Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác thâm canh, chuyên canh, … nhờ đó diện tích và sản lượng tăng nhanh, trung bình 23,9%/năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm 5,7%).
Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520 nghìn ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800 nghìn tấn. Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế hoạch trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là Đăk Lăk và Gia Lai, mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.