1 vài điều thú vị về lịch sử cà phê Việt Nam
Mục lục
Lịch sử cà phê Việt Nam, nói đến hành trình cây cà phê đến với vùng cũng lắm chuyện thi vị. Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam vào năm 1875, giống Arabica được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Bố Trạch,…
Tổng quan về cây cà phê.
Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp lâu năm mang và với lượng tiêu thụ hàng năm trên toàn cầu khoảng 9.012.540 tấn một năm thì cây cà phê mang lại cho bà con nông dân nguồn thu nhập chính ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.
Cà phê được trồng bằng hạt, hạt phải là hạt tốt, giống khỏe có khả năng cho quả nhiều và ít bị sâu bệnh, trung bình một cây cà phê thường cao khoảng 6 mét, nhưng nhờ kỹ thuật hiện đại, khoa học phát triển và kỹ thuật cắt tỉa giống đã làm cho chiều cao của cây giảm dần, thuận lợi cho bà con trong việc chăm sóc và thu hoạch.

Nguồn gốc của cây cà phê ở Việt Nam.
Năm 1857 giống cây cafe arabica được du nhập vào Việt Nam, Tếp đó là 2 giống cà phê robusta (cà vối) và cà phê liberica (còn gọi là cà phê mít) được thực dân Pháp tiếp tục đưa sang đất nước hình chữ S vào năm 1908.
Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp cho mở ra ở gần khu vực Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Cây cà phê arabica được trồng ở các vung ven sông. Về sau, diện tích gieo trồng cà phê được mở rộng dần xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Di Linh. Năm 1937-1938 tổng cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 13.000 hecta cà phê, cung ứng khoảng 1.500 tấn/vụ.

Ngành cà phê Việt Nam có quá trình phát triển như thế nào?
Vào thời thực dân, Sau thu hoạch hạt cà phê sẽ được chế biến dưới thương hiệu “Arabica du Tonkin”, và nhập khẩu ngược trở lại Pháp. Sau khi biến Việt Nam thành một trong những thuộc địa của họ, thực dân Pháp đã cho thành lập các đồn điền cà phê như Chi nê, Xuân Mai, Sơn Tây… và canh tác theo phương thức du canh du cư nên năng suất rất thấp
Để cải thiện tình hình, Pháp cho du nhập vào nước ta hai giống hạt là cà phê Vối và cà phê Mít để thay thế, các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc như ở Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ (1911, Thanh Hoá ), Nghĩa Đàn (1915, Nghệ An). Thời điểm lớn nhất (1946 – 1966) đạt 13.000 ha. Năm 1925, lần đầu tiên cà phê được trồng ở vùng cao nguyên Tây Nguyên, Một vùng đất đỏ Bazan rộng lớn.
Sau năm 1975, diện tích trồng cây cà phê trên cả nước ước chừng khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6000 tấn. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Sau đó, bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất dừng lại ở mức 350 nghìn ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002).

Lịch sử giá cà phê tăng kỷ lục là vì đâu?
Trận sương muối năm 1994 ở Brasil đã phá huỷ phần lớn diện tích cà phê ở nước này, cộng hưởng đợt hạn hán kéo dài năm 1997 đã làm nguồn cung trên toàn thế giới sụp giảm mạnh, giá tăng đột biến đã khích lệ mở rộng diện tích cà phê ở Việt Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác thâm canh, chuyên canh, … nhờ đó diện tích và sản lượng tăng nhanh, trung bình 23,9%/năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 2000 lên đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm 5,7%).
Những năm 1990 thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các năm 1994, 1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%, 45,8% và 33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520.000 hecta cà phê, tổng sản lượng đạt 800.000 tấn.
So với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế hoạch trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Cho đến nay sản lượng làm cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm 25% giá trị xuất khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là Đăk Lăk và Gia Lai, mang lại việc làm ổn định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người.
Ngoài việc xuất khẩu ở dạng cà phê hạt chưa rang, cafe còn được rang xay chế biến thành các loại cà phê hạt nguyên chất phục vụ cho nhu cầu uống và thưởng thức của giới mộ điệu yêu thích cà phê trong và ngoài nước.
Nếu như trước đây, cà phê là loại thức uống quý tộc, chỉ những người thuộc giới thượng lưu giàu có mới đủ điều kiện để mua được cà phê thì bây giờ, Bạn có thể dễ dàng tìm được 1 quán cà phê ở bất kỳ đâu từ Bắc tới Nam, từ bình dân cho đến sang chảnh mảnh đất Việt Nam ta cũng như toàn thế giới. Ngày nay, cà phê đã trở thành một loại đồ uống bình dân và thông dụng hơn bao giờ hết.